Lưu ý khi dùng kem chống nắng cho trẻ em

Lưu ý khi dùng kem chống nắng cho trẻ em

Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia UV cực kỳ nguy hại cho làn da không chỉ với người trưởng thành mà còn đối với cả trẻ em. Việc sử dụng kem chống nắng sẽ giúp trẻ tránh khỏi các tác nhân gây hại cho làn da.

 

1. Khi nào thì nên cho trẻ dùng kem chống nắng?

Các bác sĩ da liễu khuyến cáo em bé từ 1-3 tuổi do lớp sừng ở thường bì của da rất mỏng và ít melanin hơn người lớn nên không có khả năng chống lại bức xạ của tia cực tím.

Bên cạnh đó, tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể của bé lớn hơn khối lượng cơ thể nên sự nhạy cảm và khả năng hấp thu ánh nắng qua da của bé cũng cao hơn người lớn rất nhiều.

Vì thế nếu bé thường xuyên phơi nắng trong những năm đầu đời sẽ dẫn đến việc gia tăng số sắc tố da và dễ gây ra nhiều đột biến di truyền khác. Đặc biệt vào thời tiết mùa hè, đây chính là thời điểm trẻ dễ bị bỏng nắng dù được mặc đầy đủ quần áo hay các dụng cụ bảo vệ cần thiết khi đi ra ngoài.

Các bác sĩ da liễu khuyến cáo cha mẹ nên bảo vệ trẻ em tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào buổi trưa và nắng mùa hè. Nếu phải đi ra ngoài, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, dày và các dụng cụ bảo vệ khác. Còn đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên mẹ nên bôi kem chống nắng có hàm lượng SPF ≥15 trên mặt, mu bàn tay của em bé.

Do đó, khi trẻ từ 1 tuổi trở lên thì việc bôi kem chống nắng cho bé khi đi ra ngoài là điều cần thiết để bảo vệ làn da mỏng manh của bé.

Trẻ em dùng kem chống nắng khi nào

Trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể được dùng kem chống nắng khi ra ngoài

2. Hiểu rõ về các nhãn hiệu sản phẩm chống nắng

Nếu chỉ nhìn vào các thành phần trong kem chống nắng, cha mẹ thực sự sẽ không thấy nhiều sự khác biệt trong kem chống nắng cho trẻ em so với những loại dành cho người lớn. Về bản chất, giá trị SPF trên mỗi hộp kem chống nắng là điều mà chúng ta cần quan tâm nhất, bất kể đó là loại dành cho người lớn hay trẻ em.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, mỗi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làn da sẽ bị ảnh hưởng bởi tia cực tím và có nguy cơ gây hại cho da chỉ trong vòng 15 phút. Tác động của tổn thương này có thể gây ra các nếp nhăn trên da sớm, nặng hơn có thể gây ra ung thư da.

Tác nhân gây hại này là do hai loại tia UV: UVA và UVB. Chúng có bước sóng khác nhau chính vì vậy mức độ thâm nhập vào da cũng khác nhau.

Học viện Da liễu Hoa Kỳ miêu tả tia UVB là "tia cháy nắng" và tia UVA là "tia lão hóa" lý do vì khuynh hướng gây ra cháy nắng, nếp nhăn và các đốm đồi mồi, tương ứng.

Kem chống nắng sẽ cung cấp một "lá chắn" đối với các tia UV này. Hệ số chống nắng hoặc SPF càng cao thì bức xạ này càng được chống lại nhiều hơn. Điều quan trọng cần được lưu ý là SPF chỉ có khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB, chứ không phải UVA. Để bảo vệ da chống lại cả hai, phụ huynh cần chắc chắn rằng mình đang chọn loại kem chống nắng có “phổ rộng”.

Các chuyên gia nói rằng sự khác biệt giữa các số SPF là khá nhỏ sau một thời điểm nhất định, ví dụ: kem chống nắng có SPF 15 có thể chặn 93% tia UVB, so với 97% đối với SPF 30.

Sản phẩm kem chống nắng cũng có thể "chịu nước", có nghĩa là SPF trên nhãn vẫn đúng ngay cả khi bạn ngâm mình 40 phút dưới nước. Đối với kem chống nắng có khả năng chịu nước cao, khoảng thời gian đó có thể lên tới 80 phút, giả sử không có khăn lau khô.

← Bài trước Bài sau →

Bình luận