Chất Trắng Tiết Ra Khi Bạn Nặn Mụn Trên Mũi Là Gì?

Chất Trắng Tiết Ra Khi Bạn Nặn Mụn Trên Mũi Là Gì?

Khi nặn mụn trên mũi, bạn có thể nhìn thấy các chất trắng thoát ra từ lỗ chân lông, từ đó chúng có thể phát triển thành mụn trứng cá. Vậy chất trắng tiết ra khi bạn nặn mụn trên mũi là gì? Chúng có khác so với mụn đầu đen không?

1. Sợi bã nhờn - chất trắng tiết ra khi bóp mũi

Khi bạn bóp mũi hay nặn mụn cám ở mũi, có các chất trắng thoát ra từ lỗ chân lông, trông như những sợi dây mảnh. Nó được gọi là sợi bã nhờn, tạo thành từ bã nhờn và các tế bào da chết tích tụ quanh nang lông. Bã nhờn là một chất bán lỏng dạng nhờn, được sản xuất bởi tuyến bã nhờn trên da. Nó có tác dụng bôi trơn, làm mềm da và tóc. Mỗi nang lông có liên quan tới ít nhất 1 tuyến bã nhờn.

Sợi bã nhờn thường tích tụ trong các lỗ chân lông quanh mũi và cằm. Đó là vì các lỗ chân lông ở những khu vực này có xu hướng to hơn và có dầu trong lớp lót lỗ chân lông.

2. Sự tiến triển của sợi bã nhờn thành các loại mụn

Nếu quan sát kỹ các lỗ chân lông trên mũi và các vùng khác trên khuôn mặt, bạn có thể thấy có các chấm đen nhỏ bịt kín lỗ chân lông. Bạn có thể nhầm lẫn chúng với mụn đầu đen nhưng không phải, mà đây chính là sợi bã nhờn. Khi kiểm tra kỹ hơn, những chấm này có thể có màu trong hoặc hơi vàng. Nếu bạn bóp da xung quanh lỗ chân lông, nó sẽ tiết ra dưới dạng sợi bã nhờn có màu trắng vàng.

Bã nhờn và các vật chất khác làm bịt kín lỗ chân lông gây sợi bã nhờn. Khi lỗ chân lông được lấp đầy, các chất nhờn sẽ tiếp xúc với không khí và chuyển sang màu đen, trở thành mụn đầu đen. Ngoài ra, các sợi bã nhờn cũng có thể tiến triển thành các dạng mụn khác như mụn thịt, mụn mủ, mụn đầu trắng,...

Nặn mụn cám ở mũi

Chất trắng ở mũi khi bóp hoặc nặn ra được gọi là sợi bã nhờn

3. Nên làm gì với sợi bã nhờn?

3.1 Không bóp lỗ chân lông trên mũi

Việc bóp các lỗ chân lông trên mũi tuy có thể loại bỏ các chấm đen trong thời gian ngắn nhưng nó lại gây ra khá nhiều hệ lụy như:

  • Làm tổn thương mô da;
  • Làm lỗ chân lông ngày càng to;
  • Dẫn đến nhiễm trùng;
  • Làm lây lan vi khuẩn sang các lỗ chân lông khác.

Vì vậy, bạn nên tránh bóp lỗ chân lông, nặn mụn cám ở mũi,... khi lỗ chân lông bị tắc hoặc có mụn trứng cá.

3.2 Biện pháp can thiệp sợi bã nhờn trên da

Vệ sinh đúng cách là biện pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Một số thói quen làm sạch da mặt tốt bao gồm:

  • Rửa mặt 2 lần/ngày ngay sau khi đổ mồ hôi. Không nên rửa mặt quá nhiều vì có thể gây kích ứng da;
  • Tránh chà xát da mặt, nên rửa mặt nhẹ nhàng;
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm phù hợp. Nên lựa chọn những sản phẩm không chứa dầu, làm se khít lỗ chân lông, không gây tắc nghẽn lỗ chân lông, không gây mụn trứng cá ở người có da mụn,...;
  • Làm sạch sâu lỗ chân lông bằng mặt nạ lột mụn cám để rút đi các sợi bã nhờn;
  • Tẩy tế bào chết để loại bỏ các tế bào chết có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông;
  • Sử dụng các phương pháp trị liệu tại chỗ như dùng axit salicylic và axit glycolic.

Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ da liễu để được hướng dẫn sử dụng loại sữa rửa mặt, sản phẩm chăm sóc da phù hợp với làn da của mình. Nếu cần, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các phương pháp điều trị như dùng mặt nạ hóa học, mài da vi điểm (microdermabrasion), sử dụng retinoids tại chỗ,...

Khi bạn bóp mũi, sợi bã nhờn sẽ thoát ra khỏi lỗ chân lông. Chúng ta có thể kiểm soát sợi bã nhờn bằng một thói quen chăm sóc da phù hợp bao gồm rửa mặt đúng cách, sử dụng các sản phẩm không gây dị ứng, tẩy tế bào chết,...

---------------------------
👩💻 Hỗ trợ - Tư vấn khách hàng BestCare:💻
☎ Hotline: 094.353.8008
🏢 Địa chỉ: 46 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 1, Quận Gò Vấp, HCM.

← Bài trước Bài sau →

Bình luận